Chức Trách của các Bộ Trưởng Tác giả: Nguyễn Phước Vĩnh (William Vinh Nguyen)

0
1430

Chức Trách của các Bộ Trưởng
Tác giả: Nguyễn Phước Vĩnh (William Vinh Nguyen)

Mỗi Bộ có một Tuyên Ngôn Sứ Mạng (Mission Statement) riêng cho bộ của mình.

Bộ Nội Vụ – Thượng Bất Chánh, Hạ Tắc Loạn
Thành lập một Hội Đồng Lãnh Đạo và Giám Sát các lãnh đạo từng khu vực. Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ cần có một châm ngôn cho riêng Bộ Nội Vụ. Vấn Đề nầy là lý tưởng của toàn thể nhân viên làm việc trong Bộ Nội Vụ phục vụ cho dân chúng. Châm ngôn có thể thay đổi theo từng tình huống về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội và làm thế nào phù hợp với toàn cầu. Bộ Nội Vụ ban hành các sắc luật bảo vệ quốc gia, bảo vệ luật pháp quốc gia, bảo vệ tài sản quốc gia, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài sản dân chúng. Các sắc luật nầy phải triệt để thi hành.
Trung Tâm Tình Bảo – Phần nầy có hai phần: Ngoại quốc và Quốc Nội và cũng kết hợp với Bộ Dân Vận.

 

Bộ Nội An – Bảo Quốc, An Dân
Thành lập một Hội Đồng Bảo An để giám sát và duy trì trật tự, an ninh trong xã hội. Soạn ra Bộ Luật hình sự thật chặt chẽ để bài trừ tệ nạn xã hội. Thành lập các nhóm nhỏ (khoảng 6 đến 7 cảnh sát) tuần hành trong địa phương để ngăn ngừa trộm cắp phát triển.
Thành lập Cảnh Sát Giao Thông – Lập ra các Đội Hình Cảnh, Đội Tuần Lưu trên xa lộ. Bộ phận nầy kết hợp Bộ Giao Thông-Vận Tải, Bộ Tư Pháp, và Nha Lộ Vận để soạn ra tiền phạt hay mức độ phạt khi vi phạm luật giao thông trên xa lộ.
Sở cứu hỏa – Sở nầy thiết lập hệ thống cứu hỏa từ cấp Xã, Huyện, Tỉnh, Thành Phố. Sở nầy thường xuyên luyện tập và cần sự tình nguyện các thanh niên trong địa phương.

Bộ Tư Pháp – Thượng Tôn Pháp Luật
Nghiên cứu, tham khảo các cấp về tòa án (Tòa Sơ Thẩm, Trung Thẩm, Thượng Thẩm) và ban hành các đạo luật về Tư Pháp và Trừng Trị các thành phần vi phạm tệ nạn xã hội, nhưng tất cả các đạo luật nầy dùng để giáo huấn, để người vi phạm ăn năn, hối cải, cải thiện đời sống, và từ bỏ không vi phạm nữa sau khi được giáo huấn và hiểu những gì cần làm và không cần làm trong xã hội. Tham khảo và nghiên cứu thiết lập hệ thống nhà giam (cấp huyện, tỉnh, thành phố, khu vực, và cả quốc tế).
Bộ Tư Pháp soạn ra Bộ Luật về Hộ Tịch, sang nhượng tài sản, Bộ Luật thừa kế tài sản cho dân chúng áp dụng trong gia đình. Soạn ra bộ luật về Công Pháp Quốc Tế (về tư pháp). Bộ luật nầy để bảo vệ tài sản thiên nhiên và lảnh thổ quốc gia.

Bộ Thông Tin – Kỹ Thuật Cao, Công Nghệ Mới, Tin Tức Rõ Ràng
Thành lập một Hội Đồng Kỹ Thuật Công Nghệ để giám sát và kiểm soát các hệ thống Thông Tin Liên Lạc và luôn nâng cao các cấp số của toàn bộ hệ thống mạng lưới máy vi tính trên toàn quốc và phù hợp với Hệ Thống Kỹ Thuật Thông Tin Liên Lạc toàn cầu. Tuyển dụng tất cả các Kỹ Sư, chuyên viên Kỹ Thuật về Thông Tin Công Nghệ và tạo điều kiện cho những người có tinh thần cầu tiến, học hỏi để nâng cấp Kỹ Thuật Số trong Kỹ Thuật Công Nghệ Cao.
Nha Bưu Điện và Truyền Tin – Thành lập các hệ thống viễn liên cho truyền hình, truyền thanh, điện thoại, và máy tính. Lập ra các hệ thống bưu phẩm, bưu kiện và các lệ phí khi gởi ra ngoại quốc hay nhận vào. Thiết lập hệ thống bưu điện cho toàn quốc (từ xã đến thành phố) phải bảo đảm an toàn các bưu phẩm và bưu kiện cho dân chúng.

Bộ Lao Động – An Toàn Lao Động là Trên Hết
Quy định mức lương tối thiểu của công nhân (không có tay nghề), cho các công nhân có bằng cấp chuyên nghiệp (tốt nghiệp trường Học Nghề và Cao Đẳng), cho các nhân viên tốt nghiệp Đại Học ( Kỹ Sư, Cử Nhân), cho các Thạc Sĩ, cho các Tiến Sĩ. Bao nhiêu giờ trong một ngày, trong một tuần, giờ làm việc ngoài giờ, và quy định mức lương cho từng ngành nghề khác nhau.

Bộ Ngoại Giao – Đi Thưa Về Trình; Lễ Phép là Trên Hết
Bộ Trưởng quy định các điều kiện để tuyển dụng nhân viên ngoại giao và quy định những việc nào làm và không nơi xứ người. Bởi vì đây là đại diện cho cả dân tộc về tôn giáo, phong tục tập quán và cả một truyền thống giống nòi Việt Nam.
Nha Ngoại Vụ – Bao gồm Sở Di Trú và Di Dân, các Sở nầy lập ra các mẫu đơn thông hành, nhập và xuất cảnh của dân và dân ngoại quốc và lệ phí theo hạn định.

Bộ Dân Vận – Đất Lành Chim Đậu
Đây là Bộ phận Tuyên Truyền chính sách của Chính Phủ và cũng là theo dõi ý dân nhằm để đáp ứng kịp thời kịp lúc khi dân cần và kiểm soát lòng dân. Kết hợp với Bộ Xã Hội, Bộ giáo dục, Bộ Quốc Phòng, và Bộ Cựu Chiến Binh và vận động dân chúng ủng hộ các chính sách của chánh phủ ban hành và có thể đề nghị cấp trên điều chỉnh cho đúng theo thực tế để dân chúng yên tâm làm ăn sinh sống. Tổ chức ủy lạo và lạc quyên khi có thiên tai hay biến cố. Bài trừ các tệ nạn xã hội khi cần thiết.
Cục Chinh Huấn – Đây là bộ phận nhỏ nhưng rất quan trọng về tinh thần và tin tức lan truyền nhanh chóng, nếu cần biến mỗi người dân là một cảnh sát viên. Tổ chức các buổi văn nghệ và phỗ biến các bộ phim về thời sự của các hội đoàn làm công tác xã hội. Đào tạo và kết hợp các lảnh đạo tinh thần về Tôn Giáo (Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài. Hòa Hảo. Ấn Độ Giáo, và Hồi Giáo, và Đạo Thờ Ông Bà). Tuyên truyền các chính sách của chính phủ làm an lòng dân, và cùng nhau phát triển kinh tế và xã hội trong môi trường lành mạnh.

Bộ Quốc Phòng – Thi Hành Trước, Khiếu Nại Sau
Bộ Trưởng phải quy định tài sản quốc phòng. Tất cả đất không có tên hay vô chủ đều là tài sản quốc phòng, người dân không có quyền xâm chiếm tài sản quốc phòng. Tất cả người dân có quyền sở hữu tài sản riêng của mình nhưng phải có giấy chủ quyền và kích thước của tài sản cá nhân (diện tích đất, ruộng, nhà). Tất cả các giấy phải có tên sở hữu chủ.
Bộ Tổng Tham Mưu – Sáng lập ra Cẩm Nang Kỹ Luật Quân Đội. Thành lập các Quân Binh Chủng (Hải, Lục, Không Quân, và Thủy Quân Lục Chiến). Phân chia các quân khu và quân đoàn, Tổ chức các quân trường và Trung Tâm Huấn Luyện Quân Đội để kịp thời cung cấp cho chiến trường nếu có chiến tranh. Gìn giữ và phát triển sở hữu trí tuệ và kín đáo về bí mật quân sự. Bí mật quốc phòng không được tiết lộ.

Bộ Giao Thông và Vận Tải – An Toàn Giao Thông Trên Xa Lộ
Lập ra một Hội Đồng để soạn ra một Bộ Luật Giao Thông hàng không, hàng hải, đường bộ, đường rầy thật chặt chẽ trên không, trên biển, trên bộ, và trên phố, trên xa lộ, tốc độ trong thành phố, và các dấu hiệu và đèn giao thông. Soạn ra các quy luật vi phạm giao thông và tiền phạt thật chặt chẽ để người dân tôn trọng luật giao thông và tránh tai nạn càng ít càng tốt. Quy định về bằng lái xe hai bánh, ba bánh (phân khối nhỏ và lớn), xe du lịch, xe hàng (về chiều cao, chiều dài), xe khách (bao nhiêu người). Thiết lập các dấu hiệu, màu sắc, và hình dạng cho giao thông và cần phổ biến rộng rãi cho dân hiểu để thi hành. Quy định nơi đậu xe của người tàn tật hay ưu tiên cho cảnh sát khi làm nhiệm vụ.
Nha Lộ Vận (DMV) – Đây là nơi cấp phát bằng lái xe (xe hai bánh, xe hơi, xe khách, xe vận tải nhẹ và nặng) và thi về luật giao thông. Cấp cả bằng lái xe quốc tế nếu người dân có nhu cầu cần thiết.
Kiểm soát Không phận và Hải phận – Quốc nội và quốc tế cần kết hợp với Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Ngoại Giao, và Bộ Tư Pháp về Công Pháp Quốc Tế. Thiết lập hệ thống phi trường quốc nội và quốc tế và căn cứ chuyển tiếp đề phòng thiên tai và biến cố có thể xảy ra.

Bộ An Sinh Xã Hội – Một Chén Khi Đói, Bằng Một Gói Khi No
Soạn ra bộ luật về những phụ cấp cho dân khi về hưu, có khuyết tật, khi về già, và các gia đình có lợi tức thấp. Thành lập một bộ luật về quyền hạn và quyền lợi của người dân sống trong một nước không phân biệt giai cấp (cấp nghèo, trung lưu, giàu có) nhưng phải cân bằng. Kết hợp với Bộ Nội Vụ, Bộ Nội An, Bộ Tư Pháp, và Bộ Dân Vận ban hành và cấp phát thẻ căn cước cho toàn dân.

Bộ Kinh Tế – Mỗi Tất Đất Là Một Tất Vàng
Bộ Trưởng cần có các Thạc Sĩ và Tiến Sĩ Kinh Tế Học. Soạn ra Bộ Luật Kinh Tế về Công Pháp Quốc Tế. Soạn ra bộ luật về thuế vụ. Bộ Kinh Tế cần có thêm Bộ Công Nghiệp, Bộ nầy là nghiên cứu, tham khảo, khám phá, và tìm kiếm các quặng sắt, nhôm, kẽm, mỏ than, mỏ dầu, và các khoáng sản nằm trong lòng đất nhưng thuộc lảnh thổ Việtnam, nếu kết hợp với Nha Thương Mại thì chúng ta có thể gọi là Bộ Công Thương bởi vì khi tìm được khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên, chúng ta phải đánh giá bao nhiêu để đưa vào ngân khố quốc gia.
Nha Thương Mại – Soạn ra nội quy và điều lệ cấp giấy phép hành nghề thương mãi trong quốc nội. Tất cả ngành nghề phải có giấy phép hành nghề và tránh hành nghề trốn thuế.

Bộ Nông Nghiệp – Nhà Sạch Thì Mát, Bát Sạch Thì Ngon
Tuyển dụng tất cả các Kỹ sư về Nông Nghiệp (Kỹ Sư canh nông, súc khoa, thủy lâm, hải dương) bởi vì các ngành nghề nầy liên quan đến môi trường nông nghiệp và hệ sinh thái. Xử dụng đúng ngành chuyên môn mà các Kỹ Sư đã tốt nghiệp. Nếu cần cũng tuyển dụng Thạc Sĩ, và Tiến Sĩ như Thạc Sĩ Hải Dương Học hay Tiến Sĩ Hải Dương Học. Các trưởng ty canh nông khuyến khích nông dân canh tác càng nhiều càng tốt để có đủ thực phẩm cung cấp cho toàn dân trong nước. Khám phá tài nguyên thiên nhiên và phải được bảo vệ bởi vì đó là tài sản quốc phòng.
Bộ Môi Trường – Khai thác tất cả môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái mà chúa đã ban cho chúng ta. Không được phá hoại, mà cần phải bảo vệ một cách triệt để từ người dân đến chính quyền. Kết hợp với Bộ Tư Pháp ban hành các sắc luật bảo vệ rừng, súc vật, môi trường, các vi phạm tài sản thiên nhiên, và phổ biến rộng rãi cho dân biết để tránh vi phạm.

Bộ Giáo Dục – Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn; Học Ngày Nay, Lảnh Đạo Ngày Mai; Một Chữ cũng là Thầy; Chú Bác Cô Dì Cậu Mợ là những Bậc Ngang Hàng với Cha Mẹ mình
Bộ Trưởng lập mỗi khu vực có một Hội Đồng Giáo Dục. Mỗi Hội Đồng Khu Vực soạn ra một cẩm nang học sinh và nội quy nhà trường để phù hợp với tình hình xã hội tại địa phương đó, cẩm nang học sinh bao gồm nhiều cấp khác nhau (cẩm nang cấp tiểu học, trung học đệ nhất cấp, và trung học đệ nhị cấp). Cẩm nang học sinh có thể thay đổi theo tình huống và tệ nạn xã hội tại địa phương. Mỗi trường trung học đều phải có một cảnh sát an ninh (Security Police Officer). Quan trong nhất là về hỏa hoạn, trường hợp thiên tai, tệ nạn xã hội (bao gồm cả việc bắt cóc trẻ em). Thành lập hệ thống xe đưa rước học sinh. Hệ thống thư viện từ xã đến thành phố.
Bộ Đại Học – Thiết lập hệ thống Cao Đẳng và Đại Học kể cả các Trung Tâm Huấn Nghệ (Technical College) đào tạo Cán Sự, Kỹ Sư, Thạc Sĩ, và Tiến Sĩ.
Nha Kỹ Thuật và Chuyên Nghiệp – Nha nầy chuyên đào tạo các Chuyên Viên, Cán Sự, Kỹ Sư, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ về kỹ thuật và thiết lập một nền công nghiệp từ nhẹ đến nặng.
Nha Du Học – Tuyển chọn và đặt ra tiêu chuẩn cho các học sinh có tinh thần hiếu học đi ra ngoại quốc học và sau đó về phục vụ quốc gia. Nha nầy cần soạn ra bộ luật có hai phần: Học Bổng và Tự Túc. Tất cả Học Sinh tốt nghiệp ở ngoại quốc về nước được tiếp đón niềm nở và trưng dụng vào các ban ngành trong hệ thống chính phủ. Không được bỏ sót bất cứ thành viên nào đã tốt nghiệp ở ngoại quốc mà thất nghiệp. Kết hợp với Bộ Tài Chánh, Bộ Lao Động, Bộ Tư Pháp quy định chức trách và mức lương cho tất cả các du học sinh tốt nghiệp ở ngoại quốc về làm việc trong chánh phủ.

Bộ Phát Triển Nông Thôn – Một Cây Làm Chẳng Nên Non, Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao
Bộ Trưởng quy định đóng thuể lợi tức theo mức thu nhập về nông sản và ruộng đất của nông dân đã có. Bộ Trưởng hãy khuyến khích nông dân gìn giữ ruộng đất để phát triển ngành nông nghiệp và thực phẩm. Cung cấp cho nông dân các nông cụ, nông cơ với kỹ thuật cao và các cơ giới luôn cải tiến để dân chúng không tốn nhiều sức lao động mà có hiệu suất về chất lượng nông phẩm. Kiến thiết nông thôn như thành thị, chứ không biến nông thôn thành nơi sản xuất ngành công nghiệp, nếu làm như vậy dân sẽ không có đủ thực phẩm để ăn và sống. Nông sản phải do chính người dân trồng và sản xuất trong quốc nội, khi nào đã đủ ăn rồi và dư ra mới đem xuất cảng. Cần có kho dự trữ đề phòng cấp cứu khi có thiên tai và chiến tranh.

Bộ Gia Cư – An Cư Lạc Nghiệp
Nghiên cứu và phát triển đất, nhà, và nơi ăn chốn ở của người dân trong mỗi xã, huyện, tỉnh, và thành phố. Quy định nhà của mỗi gia đình cao nhất là 3 (ba) tầng lầu bởi vì cao quá là không an toàn và bất lợi khi có hỏa hoạn. Soạn ra bộ luật về di trú, di dân làm thế nào phù hợp với từng tình huống của người dân, và luôn tạo điều kiện dễ dàng cho dân chúng trật tự khi di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác. Thành lập Ty Kiến Thiết để thực hiện công trình xây cất công cộng như mở rộng đường xá, lập công viên, trung tâm giải trí cho dân địa phương và đồng thời kiến thiết đô thị.

Bộ Tài Chánh – Đồng Tiền Đi Trước Là Đồng Tiền Khôn
Thiết lập hệ thống ngân hàng về tiền tệ và bảo đảm về hối đoái (hoán đổi tiền tệ theo tỉ lệ quốc tế). Các ngân hàng phải bảo đảm không được thất thoát tiền của người dân trong trương mục. Các nội quy thật rõ ràng khi người dân mở trương mục. Mỗi nhà băng có mỗi điều lệ và quy định riêng cho từng nhà băng, nhưng tất cả phải được bảo đảm không thất thoát tiền của người dân. Thiết lập đơn vị tiền tệ tương đương với hối đoái cho dân dễ hoán đổi khi giao tiếp với người ngoại quốc.
Sở Thuế Vụ – Thiết lập các mẫu để khai thuế lợi tức và thu nhập cho mỗi người dân trong từng gia đình.
Lập Nha Ngân Khố – Đây là nơi gìn giữ tài sản quốc gia, và cũng là ngân khố quốc phòng và cũng là Vật Bảo Chứng Tiền Tệ để khi vay tiền trên thế giới.

Bộ Y Tế – Sức Khỏe Là Vàng; Phòng Bệnh hơn Chữa Bệnh
Bộ Trưởng soạn ra bộ luật về y tế, bảo hiểm y tế (cho người già, người thất nghiệp, cho gia đình có trẻ em). Sáng lập ngân hàng máu (có thể dùng phương pháp hiến máu như Red Cross) cho từng vùng, để xử dụng trong chiến tranh, trường hợp khẩn cấp hay thiên tai. Điều nầy rất quan trọng đối với Bộ Y Tế. Thành lập hệ thống bệnh viện có sự liên kết khi chuyển bệnh. Tuyển dụng thật kỹ trong nghề y tá, y sĩ, bác sĩ (nhãn khoa), nha sĩ, điều dưỡng, và y tá sản phụ. Thành lập các nhà dưỡng lảo cho người già và tàn tật.

Bộ Cựu Chiến Binh – Bầu Ơi Thương Lấy Bí Cùng, Tuy Rằng Khác Giống Nhưng Chung Một Giàn
Tổ chức các buổi Lễ liên quan đến quân đội. Thí dụ: Tuyên dương Anh Hùng nơi chiến trường, tổ chức Lễ Chiến Sĩ Trận Vong, tổ chức ngày thành lập các quân binh chủng. Sáng lập nhiều hội đoàn và kết hợp Bộ Dân Vận, Bộ Xã Hội, Bộ Y Tế, Bộ Phát Triển Nông Thôn, và Bộ Giáo Dục tất cả các Bộ nầy giúp Bộ Cựu Chiến Binh phát triển và xây dựng các nghĩa trang trong dân chúng. Xây dựng nghĩa trang Quân Đội để tuyên dương các anh hùng Vị Quốc Vong Thân. Thành lập các tượng đài Thánh Tổ của quân đội. Thí dụ: Cổ Loa Thành là Tượng Đài của Công Binh, Thần Kim Quy, Nỏ Thần, bức tranh Cờ Lao Tập Trận là biểu tượng của Đinh Bộ Lĩnh và đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đổi thủ đô là Hoa Lư và lấy niên hiệu là Đnh Tiên Hoàng và mở đầu sáng lập đời nhà Đinh.

Chú thích:
– Bộ Lao Động cần ghi nhớ các cơ sở công nghiệp triệt để thâu nhận các công nhân làm việc trong phân xưởng phải là công dân Việt Nam, mặc dù là công xưởng người ngoại quốc.
– Bộ Ngoại Giao, Bộ Kinh Tế, và Bộ Tư Pháp khi có hợp đồng với các doanh nhân ngoại quốc cần ghi rõ điều nầy hay soạn ra một bộ luật về hợp đồng các doanh nhân ngoại quốc. Các công nhân làm việc trong công xưởng hoàn toàn là công dân Việt Nam. Các công nhân ngoại quốc chỉ đóng vai trò cố vấn, đào tạo, và huấn luyện mà thôi.
– Bộ Quốc Phòng cần kiểm soát và xác định vị trí theo địa hình và triệt để không xâm phạm vào hình thể quốc gia.
Đây là ý tưởng tránh lạm dụng phân chia giai cấp, kỳ thị, bốc lột, và nạn thất nghiệp trong quốc gia của chúng ta.

No automatic alt text available.
LikeShow more reactions

Comment

Leave a comment

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here